Kinh doanh 1: Demoweb
Kinh doanh 2: Ms. Hương

Kinh doanh đồ gia dụng: Các bước thực hiện tốt nhất cho bạn

Theo kinh nghiệm kinh doanh đồ gia dụng, việc bắt đầu mở cửa hàng đối với người mới bắt đầu không hề đơn giản. Làm thế nào để kinh doanh đồ gia dụng hiệu quả? Cùng Sapo tìm hiểu trong bài viết này nhé. 

Các bước thực hiện

Bước 1: Nghiên cứu thị trường 

Đồ gia dụng được biết đến là một trong những mặt hàng dễ bán nhất, nhận được sự quan tâm của nhiều nhóm khách hàng. Những vật dụng cần thiết trong cuộc sống hàng ngày, giúp việc nhà trở nên nhẹ nhàng hơn luôn thu hút sự quan tâm của hội chị em.

Bạn nên chọn bán những loại đồ gia dụng thiết yếu như máy say sinh tố, ấm chén, chổi lau nhà,… hay những dụng cụ tiện ích có nhiều tính năng như máy khâu mini, dụng cụ cắt hoa quả…

Xác định thị trường của bạn là ở đâu? Nhắm vào những đối tượng nào? Hãy trả lời câu hỏi đó một cách cân nhắc trước khi bước vào đầu tư. Không biết bạn bắt đầu sớm hay muộn, trước bạn có bao nhiêu người đã làm nhưng nếu làm tốt hơn thị trường sẽ rộng mở.

Bước 2: Chuẩn bị vốn 

Chỉ từ 10 đến dưới 100 triệu đồng là bạn đã có thể làm chủ một cửa hàng bán đồ gia dụng thu lãi từ vài trăm đến cả triệu bạc trong một ngày. Số vốn đầu tư sẽ tương xứng với quy mô cũng như nhóm hàng bạn muốn kinh doanh.

kinh doanh đồ gia dụng

Chuẩn bị vốn kinh doanh hàng gia dụng

Đây là mặt hàng có số vốn đầu tư thấp, đem về nguồn lợi nhuận cao, hạn chế tối đa thiệt hại khi gặp rủi ro. Thị trường đồ gia dụng vẫn rất sôi động vì nhu cầu của người sử dụng hiện giờ vẫn rất cao.

Sau khoảng thời gian bắt đầu khi đã nắm bắt được xu hướng bạn có thể thay đổi một hoặc một vài nhóm hàng để phù hợp hơn với thị trường.

Bước 3: Lưu ý tìm nguồn hàng 

  1. Làm đại lý phân phối cho các hãng đồ gia dụng lớn

Nhập hàng từ các hãng lớn chuyên cung cấp đồ gia dụng như SunHouse, Panasonic, Lock & Lock hay đồ nhựa gia dụng bình dân Song Long… là cách được nhiều chủ cửa hàng lựa chọn.

  • Ưu điểm: Chất lượng đảm bảo. Thuận tiện trong việc phân phối đến cửa hàng. Hậu mãi tốt.
  • Nhược điểm: Giá thành có thể cao hơn. Nguồn hàng không đa dạng.
  1. Lấy hàng từ các chợ đầu mối, khu chuyên cung cấp đồ gia dụng

Ngoài việc lấy nguồn hàng từ các hãng lớn chuyên cung cấp đồ gia dụng các chủ cửa hàng có thêm kênh cung cấp là chợ đầu mối. Tại các chợ đầu mối, bạn có thể dễ dàng lấy được nguồn hàng đồ gia dụng cho cửa hàng của mình.

  • Ưu điểm: Đa dạng mẫu hàng, chủng loại. Giá thành cạnh tranh.
  • Nhược điểm: Hàng hóa khá tạp nham, chất lượng thật giả lẫn lộn. Mất thời gian lựa chọn, tìm hiểu.
  1. Nhập khẩu từ nước ngoài

Để tăng thêm tính đa dạng và đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người tiêu dùng, các chủ cửa hàng có thể nhập đồ gia dụng từ nước ngoài. Một số hàng gia dụng nhập khẩu đang được người tiêu dùng ưa chuộng hiện nay như đồ gia dụng Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật Bản…

Bài viết mới cập nhật:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *